Mới đây, trường Đại học Sài Gòn đã hợp tác với Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ VNT để đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Trong năm học 2022, trường Đại học Sài Gòn có 4.465 chỉ tiêu tuyển sinh, riêng khoa Công nghệ thông tin chiếm tới 850 sinhviên, nâng tổng số sinh viên khoa lên đến khoảng 3000.
Trường Đại học Sài Gòn đã tìm hiểu, liên kết với các đơn vị có tiếng trong ngành để tạo cơ hội cho sinh viên được trau dồi, trải nghiệm và cập nhật những kiến thức công nghệ mới. Đại diện nhà trường chia sẻ: “Việc đưa thí điểm Unity (phần mềm chuyên làm game) vào giảng dạy không chỉ giúp sinh viên được tiếp cận với những công nghệ mới nhất, bắt kịp xu hướng mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh khi ra trường. Đặc biệt, nhu cầu về Unity hiện nay tại các doanh nghiệp là vô cùng lớn. Với giáo trình đào tạo bài bản, sinh viên sẽ đáp ứng tốt hơn và sát hơn với nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội.”
Đại diện VNT bày tỏ: “Bên cạnh việc trau dồi kiến thức cơ bản, sinh viên cũng cần tiếp cận những kiến thức, công nghệ, xu thế mới nhất để tự tin vững bước, tham gia vào thị trường lao động. Vì vậy, với lần hợp tác này, VNT hy vọng sẽ đồng hành với trường Đại học Sài Gòn để giúp các bạn trẻ có thêm trải nghiệm, được áp dụng công nghệ tiên tiến trong quá trình học. Từ đó, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về ngành, thuận lợi trong quá trình tìm việc làm và có cơ hội thăng tiến nhanh hơn khi ra trường.”
Ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, nhu cầu nhân lực ngành CNTT vẫn đang tiếp tục tăng. Có thể nói, đây là lĩnh vực ít chịu tác động của dịch Covid. Dù dịch căng thẳng, song các dự án phần mềm, dịch vụ CNTT vẫn hoạt động bình thường. Các doanh nghiệp vẫn “sống khoẻ” và có nhu cầu tuyển dụng nhiều vị trí như lập trình viên, kỹ sư phần mềm, kiểm thử phần mềm. Nhiều doanh nghiệp có tuyển dụng lớn tới hàng trăm vị trí. Ngoài ra, thời điểm hiện tại, 3D/AR/VR và AI đang là các chuyên ngành hot được nhiều bạn trẻ quan tâm lựa chọn. Vì vậy, nhờ vào việc hợp tác, ký kết với các công ty lớn, sinh viên sẽ được đào tạo bài bản và thực tiễn ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường, từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh với các sinh viên khác trong ngành.
Ngoài, trường đại học Sài Gòn, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Việt Nam (PTIT), đại học FPT… cũng đang hợp tác với nhiều đối tác trong và ngoài nước như VNPT Technology, CMC, Đại học Jacobs… để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT.
Nguyễn Thái
" alt=""/>Trường đại học bắt tay doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo CNTT